Ngày nay, sàn gỗ đã trở thành xu hướng trong việc thiết kế lắp đặt nội thất. Nhờ vào những ưu điểm và sự thẩm mỹ mà sàn gỗ mang đến cho căn nhà mà nó được ưa chuộng sử dụng phổ biến. Và để lắp đặt sàn gỗ sao cho thẩm mỹ và có thể sử dụng sàn gỗ ổn định thì chúng ta cần phải lắp đặt sàn gỗ đúng kỹ thuật. Vậy cách lắp sàn gỗ đúng chuẩn như thế nào? Hãy cùng Sàn Gỗ Sài Gòn tìm hiểu về cách lắp sàn gỗ chi tiết trong bài viết này nhé !
Mục lục
Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi lắp đặt
Một số dụng cụ mà chúng ta cần phải chuẩn bị trước khi tiến hành các bước lắp đặt sàn gỗ như sau:
- Bút chì và thước dây: đây là 2 loại dụng cụ rất quan trọng trong việc thi công lắp đặt sàn gỗ. Chúng sẽ hỗ trợ cho chúng ta trong công tác đánh dấu các vị trí và đo lường kích thước.
- Cưa tay: là dụng cụ dùng để đo đạc chính xác độ dài cần thiết để cưa xẻ, điều chỉnh độ dài của ván sàn gỗ sao cho phù hợp với từng kích cỡ vị trí trong ngôi nhà.
- Máy cắt gỗ: đây là dụng cụ có tính năng thay thế dụng cụ cưa tay, máy cắt gỗ sẽ hỗ trợ cho chúng ta cắt gỗ được nhanh hơn, độ chính xác cao và đỡ mất sức hơn khi dùng cưa tay.
- Mũi khoan và cưa sắt: 2 dụng cụ để xử lý các thanh sắt và những phần góc cạnh, đường ống,…
- Bộ dụng cụ cơ bản nghề gỗ bao gồm: búa cao su, kéo, nẹp…
- Các dụng cụ khác: kìm, đinh, vít, máy bắn đinh, máy bắn keo,…
- Bên cạnh đó tùy thuộc vào chất liệu của sàn gỗ mà bạn có thể bổ sung thêm một số các dụng cụ khác phục vụ cho quá trình thi công lắp đặt và thực hiện cách lắp sàn gỗ được thuận tiện hơn.
Xem thêm: Sàn gỗ căm xe: Những đặc điểm, phân loại và bảng giá chi tiết
Cách lát sàn gỗ công nghiệp và tự nhiên chi tiết
Cách lát sàn gỗ công nghiệp hay tự nhiên đều sẽ phụ thuộc vào các kiểu lát sàn gỗ, nhưng chi tiết sẽ gồm có 3 giai đoạn chủ yếu như sau: thi công lắp đặt ván sàn gỗ, kết thúc sàn gỗ và lắp đặt phần phào chân tường.
Thi công lắp đặt sàn gỗ
Bước 1: Kiểm tra bề mặt sàn chuẩn bị lắp sàn gỗ. Trước khi tiến hành lắp đặt thì bề mặt nền cần được làm lại cho bằng phẳng, xử lý các chướng ngại vật và những chỗ còn lồi lõm hoặc gồ ghề. Tiếp đó là làm sạch bề mặt.
Bước 2: Trải lớp lót sàn. Lớp lót sàn sẽ có tác dụng giúp chống ẩm và giảm tiếng ồn cho sàn gỗ trong quá trình sử dụng. Trải cách chân tường khoảng 40mm, tấm lót sẽ được trải phần có tráng nilon xuống mặt dưới. Dùng băng keo để dính 2 lớp lót lại với nhau hoặc có thể đặt chúng chồng mí lên nhau.
Bước 3: Tiến hành thao tác lắp sàn gỗ. Tiến hành ghép những tấm ván sàn gỗ từ góc bên trái của căn phòng và luôn luôn lắp theo chiều của ánh sáng nhằm làm nổi các vân gỗ. Các mép đầu nối của mỗi thanh gỗ được ghép so le với nhau.
Duy trì khoảng cách giữa sàn gỗ với mép chân tường và khoảng cách giữa các tấm ván sàn gỗ khoảng độ 10mm để ghép mộng cho thanh sàn gỗ cuối cùng. Đồng thời đây cũng là khoảng cách hợp lý cho sàn gỗ có thể giãn nở, sàn gỗ không bị hư hỏng.
Kết thúc sàn gỗ
Đây sẽ là bước sau cùng của quá trình lắp đặt sàn gỗ. Sử dụng phụ kiện nẹp để kết thúc sàn gỗ với tấm ván sàn cuối cùng. Chê kín khoảng cách giữa tấm ván cuối cùng với phần chân tường bằng cách sử dụng nẹp kết thúc hoặc là phào chân tường.
Lắp đặt phào chân tường
Sử dụng một số loại phào chân tường được sử dụng phổ biến hiện nay để lắp đặt. Khi lắp phép phào chân tường hoặc cố định phào với chân tường chúng ta dùng đinh và búa chuyên dụng để đóng vào. Cuối cùng, chúng ta kiểm tra lại toàn bộ bề mặt sàn gỗ đã lắp đặt, bôi keo silicon cho những khe hở sát với khung cửa và tường. Khi đó bạn đã hoàn thành cách lắp sàn gỗ đúng kỹ thuật.
Một số vấn đề thường gặp sau khi lắp đặt sàn gỗ
- Sàn gỗ phát ra tiếng kêu: đây là một trong các lỗi gặp thường xuyên nhất sau khi lắp đặt xong. Nguyên nhân của lỗi này là do lưỡi cưa khi xẻ hèm khóa bị trơ hoặc bị cùn. Cho nên khi lắp đặt xong sẽ khiến cho sàn gỗ phát tiếng kêu.
- Sàn gỗ bị hở hèm khóa: đây là lỗi thường gặp sau khi lắp đặt xong hoặc trong quá trình sử dụng chúng phát phát hiện ra những khe hở giữa những ván sàn. Điều này khiến cho sàn mất thẩm mỹ và sàn dễ bị thấm nước, nhanh hư hỏng.
- Sàn gỗ bị phồng lên: đây là lỗi do sai kỹ thuật trong cách lắp sàn gỗ tự nhiên và công nghiệp, không dành ra khoảng cách giữa chân tường cho nên khi thời tiết chuyển ẩm sẽ gây ra hiện tượng phồng lên.
- Sàn gỗ sau khi lắp đặt nhanh bị thấm nước: Do chọn sai loại gỗ có khả năng chống thấm nước dẫn đến tình trạng sàn gỗ nhanh hư hỏng
- Cong phồng sàn gỗ: nguyên nhân là do nhiều người muốn cố định thanh cuối cùng của sàn gỗ với sàn nhà.
- Sau khi lắp đặt hoặc sử dụng một thời gian thì sàn gỗ không còn ổn định: nguyên nhân có thể là do đội thi công lắp sai cách, không chất lượng.
Lắp đặt sàn gỗ cần lưu ý những gì?
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn trước khi lắp đặt sàn gỗ, dọn dẹp các chướng ngại vật
- Sử dụng cách lắp sàn gỗ đúng kỹ thuật, đúng phương pháp
- Nên lắp song song sàn gỗ với chiều ánh sáng để tăng tính thẩm mỹ
- Cần để lại khoảng cách phù hợp giữa sàn gỗ và tường
- Không dùng các loại búa thường đóng vào sàn mà phải sử dụng búa chuyên dụng
- Không lắp đặt sàn gỗ ở những nơi có không khí ẩm, ẩm ướt
- Không nên sử dụng sàn gỗ ngay sau khi vừa lắp đặt
Kết luận
Bài viết cũng đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về cách lắp đặt sàn gỗ chi tiết và đúng kỹ thuật nhất để sàn gỗ luôn được ổn định, tránh gặp các lỗi sau khi lắp đặt. Ngoài ra có một số điều bạn cần phải lưu ý trong cách lắp sàn gỗ cũng được nêu trong bài viết. Nếu bạn đang muốn tìm một nơi để mua sàn gỗ chất lượng thì Sàn Gỗ Sài Gòn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn!
Xem thêm: