Những tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ đúng nên biết

Trong quá trình thi công sàn gỗ, việc nghiệm thu là điều quan trọng và không thể thiếu. Đây là bước cuối cùng đảm bảo sàn nhà đạt chuẩn không gặp lỗi và có thể đưa vào sử dụng. Vậy tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ như thế nào? Quy trình đúng chuẩn ra sao? Cùng Sàn gỗ Sài Gòn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ

Tại sao cần phải nghiệm thu sàn gỗ?

Trước khi đưa vào sử dụng thì việc nghiệm thu sàn gỗ là một bước vô cùng quan trọng. Đây là khâu kiểm tra cuối cùng để đảm bảo chất lượng công trình, giúp bạn phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót, lỗi kỹ thuật có thể xảy ra.

Nghiệm thu giúp kiểm tra xem sàn gỗ đã được lắp đặt đúng kỹ thuật, có chắc chắn, phẳng mịn, không bị cong vênh, hở mạch hay không. Qua quá trình nghiệm thu, bạn có thể phát hiện ra những lỗi nhỏ như vết trầy xước, bong bóng keo, ván gỗ bị ẩm mốc… để yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa ngay lập tức.

tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ

Không chỉ vậy, qua quá trình nghiệm thu bạn còn đảm bảo màu sắc và vân gỗ của sàn đã được lắp đặt đúng theo mẫu đã chọn. Hoặc không có sự chênh lệch quá lớn. Tóm lại, bạn hãy dành thời gian để kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bàn giao và thanh toán.

Hướng dẫn tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ

Vậy tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ phải như thế nào mới được cho là đúng chuẩn? Nếu bạn chưa biết cách xác định các tiêu chuẩn thì hãy cùng Sàn gỗ Sài Gòn tìm hiểu ngay nhé. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra để hoàn thiện sàn nhà bạn và đưa vào hoạt động tránh gặp phải những lỗi không đáng có.

Kiểm tra độ phẳng của sàn

Mục đích của việc này là đảm bảo sàn không bị lồi lõm. Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ của sàn. Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng thước thẳng đặt thước lên bề mặt sàn, quan sát khe hở giữa thước và sàn. Khe hở quá lớn cho thấy sàn không phẳng. Sau đó, dùng đèn pin chiếu vào các góc cạnh để phát hiện các vết nứt, rạn nứt.

tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ

Kiểm tra bề mặt tấm ván

Việc kiểm tra bề mặt các tấm ván sẽ giúp bạn đảm bảo được bề mặt ván sàn không bị trầy xước, bong tróc hoặc là biến màu. Có thể quan sát bằng mắt thường để kiểm tra kỹ từng tấm ván. Đặc biệt chú ý các góc cạnh. Và dùng đèn pin chiếu đèn để phát hiện các vết xước nhỏ.

Kiểm tra khe hở

Đảm bảo các khe hở giữa các tấm ván đều nhau, không quá rộng hoặc quá hẹp. Kiểm tra bằng cách dùng thước đo kích thước các khe hở để đảm bảo chúng nằm trong khoảng cho phép. Sau đó, quan sát xem các khe hở có đều màu, không bị hở mép không.

Kiểm tra phần phào nẹp

Việc này nhằm đảm bảo phào nẹp được lắp đặt chắc chắn, không bị hở, đảm bảo tính thẩm mỹ. Để kiểm tra đúng hãy dùng tay không chạy dọc theo phào nẹp để kiểm tra độ kín khít. Sau đó, gõ nhẹ vào phào nẹp để kiểm tra độ chắc chắn.

tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ

Đi lại để kiểm tra độ ổn định của sàn

Mục đích chính của việc này là đảm bảo sàn không bị rung lắc, phát ra tiếng kêu khi đi lại. Hãy thực hiện việc đi lại ở các vị trí khác nhau để kiểm tra độ ổn định. Hơn nữa nhảy nhẹ ở một số vị trí để kiểm tra độ chắc chắn của sàn.

Kiểm tra các khu vực liên quan 

Việc này nhằm đảm bảo các khu vực xung quanh sàn như chân tường, cửa, không bị ảnh hưởng. Hãy thực hiện kiểm tra các góc tường xem sàn có bị trồi lên hay không. Kiểm tra luôn các cửa xem cửa có bị kẹt hay không nhé!

Lập biên bản nghiệm thu và bàn giao

Bước cuối cùng là lập nghiệm thu và bàn giao để ghi nhận kết quả kiểm tra, xác nhận chất lượng công trình và bàn giao cho khách hàng. Nội dung chính gồm có: thông tin về công trình, kiểm quả kiểm tra từng hạng mục, đánh giá chung về chất lượng và Ký tên của các bên liên quan.

Đối với sàn gỗ không đạt yêu cầu cần xử lý thế nào?

Việc phát hiện sàn gỗ không đạt yêu cầu sau khi thi công là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, việc xử lý kịp thời sẽ giúp hạn chế thiệt hại và đảm bảo chất lượng cho không gian sống của bạn. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết để bạn tham khảo:

tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ

Xác định rõ nguyên nhân

  • Lỗi do nhà sản xuất: Ván sàn có lỗi về chất lượng như cong vênh, mối mọt, bề mặt không đồng đều.
  • Lỗi do thi công: Thi công không đúng kỹ thuật, không đảm bảo độ phẳng của mặt sàn, không để khe hở giãn nở,…
  • Lỗi do điều kiện môi trường: Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp, nhiệt độ thay đổi đột ngột.

Các giải pháp xử lý

Liên hệ đơn vị cung cấp và thi công yêu cầu kiểm tra lại chất lượng sản phẩm và thi công. Đề nghị các giải pháp khắc phục phù hợp như:

  • Thay thế các tấm ván bị lỗi: Đối với các tấm ván có lỗi rõ ràng, việc thay thế là giải pháp tối ưu.

tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ

  • Sửa chữa các lỗi nhỏ: Đối với các lỗi nhỏ như trầy xước, bong tróc, có thể sử dụng các chất liệu chuyên dụng để sửa chữa.
  • Điều chỉnh lại các tấm ván: Trong trường hợp sàn gỗ bị cong vênh, có thể điều chỉnh lại các tấm ván để đảm bảo độ phẳng.

Qua những thông tin được chia sẻ ở trên thì mong rằng bạn đã biết được các tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ rồi nhé. Nếu chưa biết mua sàn gỗ ở đâu uy tín hay còn bất cứ thắc mắc nào thì liên hệ ngay Sàn gỗ Sài Gòn để được hỗ trợ tư vấn chi tiết. Đừng quên theo dõi website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

// Readmore